Cô Nguyễn Xuân Châu - Quản lý một chung cư ở TP. Vinh chia sẻ: “Đối với khu vực thờ cúng trong căn hộ chúng ta phải rất cẩn thận, nhất là khi thắp nhang, không được để các vật dụng dễ bắt lửa gần lư hương, phải thay lư hương để tránh trường hợp cùi nhang bắt lửa... Khi thắp nhang, phải có người ở nhà để đề phòng trường hợp tàn lửa rơi xuống vật dễ bắt lửa trên bàn thờ gây cháy hoặc phải mở cửa bật quạt ngừa trường hợp chuông báo cháy kêu”.
Theo các chuyên gia, các loại nhang hương hóa chất, cuộn tàn được ngâm tẩm hóa chất (như axit photphoric (H3PO4); canxi cacbonate (CaCo3) và bột lưu huỳnh dẫn cháy) bắt cháy rất nhanh. Chỉ một chút bất cẩn cũng có thể gây ra hỏa hoạn. Chưa kể đến việc nhang hóa chất rất nhiều khói nên dễ dàng kích hoạt hệ thống báo cháy sẽ gây ra rất nhiều phiền toái cho gia chủ, ảnh hưởng đến các hộ dân khác trong chung cư.
Vấn đề sức khỏe
Các chuyên gia cảnh báo, khói nhang hóa chất độc hơn khói thuốc lá. Khi đốt sẽ sinh ra CO, CO2, NO2, SO2, benzene, toluene, xylenes, aldehydes, formaldehyde, hydrocarbon thơm đa vòng. Thông thường, các chất độc này tác động đến hệ hô hấp, kích ứng đường thở gây ho, hắt hơi, khó thở, chảy mũi và đặc biệt nguy hiểm đối với những người bệnh hen suyễn vì làm phát cơn hen cấp tính. Một số loại khi đốt sẽ tác động lên tế bào, các chủng khuẩn gây hại tế bào, gây đột biến, ung thư…
“Vì tiện mua hoa quả nên tôi thường mua nhang ngay trong chợ hoặc cửa hàng tạp hóa. Chưa để ý nhiều đến các nhãn hiệu. Tuy nhiên, sự thật là bản thân tôi và ông xã vốn bị viêm mũi dị ứng nên mỗi lần thắp nhang là hắt xì, ho, nghẹt mũi rất khó chịu. Và thế nên, đến ngày rằm, đầu tháng khi thắp nhang là các cháu nhỏ, người già trong nhà đều được đưa xuống sảnh chơi hoặc đi siêu thị”, cô Nguyễn
Thị Hoa - TP. Vinh chia sẻ.
Vấn đề thẩm mỹ
Đa phần bàn thờ ở chung cư là bàn thờ gắn tường cao, sát trần. Với các nhang thông thường nhiều khói thì sẽ gây ra hiện tượng ám trần, ố vàng trần nhà gây ra mất thẩm mỹ. Chưa kể tàn nhang rơi rụng nhiều ngoài nguy cơ gây cháy còn làm bẩn khu vực bàn thờ và sàn nhà.
Chị Nguyễn Thị Xuân - Hà Nội cho biết: “Vì lo ố vàng trần nên nhà tôi đã lắp tấm chắn khói bàn thờ, tuy nhiên cũng không khả quan lắm vì khói nhiều gặp tấm chắn lại ám sang tường, khu vực xung quanh. Chưa kể cây nhang nhà tôi đang dùng thì khá dài nên khi thắp khá bất tiện, chân nhang cao thấp không được đẹp mắt. Tôi luôn muốn tìm kiếm một loại nhang ít khói, kích thước phù hợp, không làm ố trần để đảm bảo thẩm mỹ cho khu vực bàn thờ”.
Hiểu được những nỗi lo của khách hàng ở chung cư, Công ty cổ phần Ave Group đã cho ra mắt sản phảm nhang sạch thảo mộc An An với dòng nhang chung cư được thiết kế riêng biệt dành cho việc thờ phụng tại các căn hộ.
Sản phẩm nhang chung cư An An có nhiều ưu điểm. Nhang được làm hoàn toàn từ nguyên liệu sạch, tự nhiên. Sản phẩm không trộn thêm bất kỳ hóa chất nào, đảm bảo tự nhiên từ tăm tre mộc, bột nhang nguyên chất và chất kết dính là keo bời lời tự nhiên. Do đó, sản phẩm đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Nhang ít khói, làn khói mỏng mang theo mùi hương thanh dịu nhẹ đặc trưng của nguyên liệu giúp gia chủ gửi trao tấm lòng thành kính lên bậc thần linh tiên tổ và mang lại không khí an yên, thoải mái, thư giãn hơn.
Chiều dài nhang chỉ 23cm đặc biệt phù hợp với không gian bàn thờ gắn tường tại chung cư. Nhang ít khói và cháy từ từ trong thời gian chỉ 45 phút, không gây ám trần nhà, không kích hoạt hệ thống báo cháy và ngăn ngừa tối đa nguy cơ cháy do thắp hương. Một ưu điểm nữa là nhang chung cư An An rụng tàn rất ít giúp giữ vệ sinh, đảm bảo thẩm mỹ ở khu vực xung quanh bàn thờ.
Nhang chung cư An An có 3 loại: trầm hương, khuynh diệp, quế. Về mặt phong thủy, nhang hương quế, khuynh diệp, trầm có dương khí mạnh, đẩy lùi được âm khí, tạp uế, mang đến sự bình yên, thanh thản trong tâm hồn cho gia chủ. Nguồn năng lượng tích cực phát ra từ nén nhang sẽ thu hút nhiều điều may mắn đến cho gia đình.
Nhang sạch An An: Nhang thảo mộc - Sạch từ tâm Hotline: 03.6333.6333 Địa chỉ: 230 Ngô Thì Nhậm, Trung Đô, TP. Vinh Website: https://nhanganan.com/ |
Ngọc Minh
" alt=""/>Chuyện nhà chung cư: 3 nỗi lo khi thắp nhangTối cùng ngày, chị H. (vợ anh N.) có triệu có triệu chứng buồn nôn, khó thở, đại tiểu tiện khó và được đưa đến Trung tâm Y tế quận Sơn Trà theo dõi, điều trị. Sáng 24/7, chị khó thở, nhìn mờ, bụng chướng nên được chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng để tiếp tục điều trị.
Cùng lúc đó, rạng sáng 22/7, anh H.V.Đ có biểu hiện buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, đau họng, choáng, không ăn uống được. Anh Đ. được bạn cùng phòng chở từ Đà Nẵng về lại Phước Sơn để nhập viện điều trị.
Ngày 24/7, bệnh nhân vẫn mệt, ăn uống kém, nhìn mờ, bụng chướng và được chuyển lên tuyến trên (Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam) để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Vụ thứ hai xảy ra vào tối 23/7 tại thôn 4. Theo thông tin ban đầu, trưa 23/7, em H.V.Q (14 tuổi) cùng 6 người ăn cơm trong rừng. Trong bữa ăn có món cá thập cẩm (ca niên, cá rô, cá trắng) do một người trong nhóm tự đánh bắt tại suối Nước Mỹ và làm ủ chua.
Tối cùng ngày, Q. đau đầu, buồn nôn, choáng, mệt mỏi. Trong ngày 24/7, chàng trai này không ăn uống được, buồn nôn và được anh trai đưa vào khoa Cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn.
Tại đây, Q. được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày với biểu hiện người mệt, buồn nôn, mắt nhìn mờ. Sau đó, bệnh nhân được truyền dịch và chuyển lên tuyến trên (Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam).
Trước đó, từ ngày 7-16/3, huyện miền núi Phước Sơn xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cá chép muối ủ chua làm 1 người tử vong, 9 người nhập viện cấp cứu.
Theo BS Nguyễn Thanh Cường (nguyên bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội), nhiều người ngủ dậy sau khi nằm máy lạnh bị choáng váng đầu, cổ cứng do nằm nghiêng một bên quá lâu trong khoảng thời gian dài. hoặc khi đi ngoài nắng nóng về đang toát mồ hôi đã vội dội nước cho mát rồi vào bật quạt số to nhất, hoặc xối thẳng máy lạnh vào người nên đã bị cảm lạnh dẫn đến méo mồm, liệt mặt do mạch máu bị co và đông lại.
Điều này không chỉ xảy ở người lớn mà cả với trẻ nhỏ. Với phụ nữ có thai, người ốm yếu, mệt mỏi, người già càng dễ gặp hơn.
Dấu hiệu khi bị liệt mặt, méo miệng là ngủ chỉ khép mắt hờ, không nhắm được mắt. Khóe miệng lệch và rũ hẳn sang một bên, bị chảy nước dãi. Khi ăn uống sẽ khó hơn vì cơ miệng bị đơ, lệch khiến thức ăn dễ rơi ra ngoài. Một số bệnh nhân còn kèm theo đau, giảm cảm giác nhận biết hương vị khi ăn uống.
![]() |
Phòng máy lạnh có trẻ em chỉ nên đặt nhiệt độ khoảng 26-28 độ C. Ảnh minh họa: Internet |
Dấu hiệu khi cơ thể bị cảm lạnh do máy lạnh là: Cơ thể mệt mỏi, lờ đờ, đau đầu, chóng mặt. nếu bị nặng hơn, nhịp tim và hơi thở lúc đầu sẽ nhanh, sau đó chậm dần, khó thở, không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến hôn mê, tử vong và đặc biệt nguy hiểm với những người có sức đề kháng yếu, trẻ nhỏ, người cao tuổi.
Các bác sĩ cho rằng, hiện tượng méo mồm, liệt mặt ngoại vi thường không có biểu hiện cụ thể, có thể miệng méo sang một bên sau một đêm ngủ dậy, nhưng vẫn ăn uống được bình thường.
Dùng máy lạnh sai cách có thể gây ra nhiều bệnh khác như:
- Những người nhiều mồ hôi, mẫn cảm có nguy cơ mắc bệnh cao nếu ngồi phòng máy lạnh lâu, bí, thiếu ôxy dễ sinh bệnh ngoài da (dị ứng, phát ban, mẩn ngứa, hen suyễn…).
- Người già, bị đau cổ, đau lưng, viêm khớp… bị kích thích lạnh đột ngột rất dễ bị sốc nhiệt, gây bệnh thần kinh, dây chằng, cứng khớp, đau khớp, cử động không linh hoạt.
- Nhân viên văn phòng, người hay dùng máy tính… ngồi phòng quá lạnh dễ gây khô mắt, mỏi mắt, nhiễm trùng mắt…
Cũng theo BS nguyễn Thanh Cường, khá nhiều người mắc sai lầm tai hại là tắm xong rồi vào phòng máy lạnh ngay, thậm chí còn ngồi đúng luồng gió mà không biết như thế rất dễ bị đột quị, thậm chí tử vong.
Giải thích về hiện tượng này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa nhi, bệnh viện Bạch Mai) cho biết, khi đi ngoài nắng nóng về vào phòng máy lạnh nhiệt độ thấp, quá chênh lệch so với bên ngoài, hoặc cho quạt thốc thẳng vào người khiến cơ thể hạ nhiệt đột ngột, ảnh hưởng đến trung khu thần kinh, có nguy cơ đột quỵ và tử vong.
Các chuyên gia y tế cho rằng, sử dụng máy lạnh, quạt đá và các thiết bị làm mát không đúng cách, trong thời gian dài dễ làm thay đổi nhiệt độ đột ngột, dẫn đến kích ứng thần kinh mặt.
Cách xử lý khi méo mồm, liệt nửa mặt
Theo BS Nguyễn Thanh Cường, Đông y trước kia điều trị bị nhiễm lạnh, méo miệng bằng các biện pháp như:
- Xông lá (lá xương sông, lá lốt, lá bạch đàn, lá bưởi, hương nhu...). Đun sôi nước lá, đặt trẻ nằm nghiêng và xông trong 15 phút.
- Dùng hạt thầu dầu để đắp… theo hướng dẫn của lương y.
Tại các cơ sở chữa bệnh bằng Đông y có nhiều biện pháp nhanh, hiệu quả hơn, nhất là châm cứu (thủy châm, điện châm, châm cứu cổ truyền… ). Các biện pháp châm cứu rất hiệu quả với các chứng bệnh thần kinh, liệt dây thần kinh số 7, số 5 và các dây thần kinh ngoại biên khác. ngoài ra, các chứng máy mắt, sụp và mỏi vi mắt, liệt nửa người, đau thần kinh tọa cũng có thể áp dụng phương pháp này.
Lưu ý khi sử dụng máy lạnh
Để chủ động phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không để nhiệt độ máy lạnh trong phòng quá thấp. Không để quạt thổi trực tiếp gần vào người, ở ngoài nắng nóng về không nên vào phòng điều hòa ngay (nhất là trẻ em), hãy lau khô mồ hôi, nghỉ một lát hãy vào. Trước khi trẻ rời phòng máy lạnh nên tắt máy, mở cửa phòng để điều hòa không khí giữa bên trong và bên ngoài.
Nhiệt độ thích hợp trong phòng điều hòa không cách biệt quá 5-7 độ C so với ngoài trời. người dân không nên để điều hòa ở nhiệt độ quá thấp trong thời gian dài.
Phòng máy lạnh có trẻ em chỉ nên đặt khoảng 26-28 độ C (sẽ hơi nóng với người lớn, nhưng phù hợp với trẻ em). Ban đêm khi đi ngủ nên điều chỉnh lại nhiệt, tránh để trẻ nằm thẳng luồng gió bởi dễ mắc bệnh đường hô hấp. Luôn đắp chăn mỏng trên bụng, giữ ấm lỗ chân lông, tránh bị cảm lạnh, đau bụng... Trẻ nhỏ ngủ hay đạp chăn, nên để trẻ mặc quần áo cotton, chất thấm mồ hôi.
Hạn chế dùng máy lạnh, năng mở cửa để thông khí giúp không khí sạch lưu thông và bổ sung thêm ôxy. Thời điểm mát (sáng, đêm) nên dùng quạt thay thế sẽ tốt cho sức khỏe. Buổi sáng, tối nhiệt độ ngoài trời thấp, hãy cho trẻ ra ngoài hít thở không khí trong lành, tắm nắng để tăng sức đề kháng.
Giữ sức khỏe khi dùng máy lạnh - Nhỏ nước muối sinh lý, uống nhiều nước để giảm khô da, khô mũi. - Trẻ sơ sinh bú mẹ nhiều lần để tránh mất nước. Trẻ lớn cho uống nước hoa quả giải nhiệt như nước cam, chanh, rau má... - Nên vệ sinh bộ lọc máy điều hòa thường xuyên để không khí sạch. - Thường xuyên tập luyện cơ mặt để hạn chế hiện tượng tê liệt thần kinh. Theo BS Nguyễn Thanh Cường |